ALBUM TỰ CHỮA LÀNH

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2023

BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG MÙA LẠNH

Để Nước Cuốn Đi









(phụ nữ, người hay viêm họng/viêm phổi, người hàn lạnh, người ăn chay/ăn thô/ăn thực dưỡng, sức khỏe kém…lưu ý)
Bài thuốc duy trì và chữa viêm họng/viêm phổi: 15-20 lá tía tô, 15-20 lát củ sen khô, 1 đốt ngón tay gừng cắt lát mỏng, 5 quả táo đỏ, nấu tỉ lệ 3 thu 1 vd như 3 bát nước nhỏ lửa tới khi còn 1-1,5 bát. Ngày uống 3 lần, rất hiệu quả

Thường xuyên ngâm chân trong nước nóng gừng muối, nhất là buổi tối. Nước thêm chút bột gừng và muối, hoặc nấu gừng sả thảo mộc lên, ngập mắt cá chân và chế nước nóng vào liên tục, 30’ xong lau khô không rửa lại

Đánh gừng:

Phải có máy sấy tóc để sấy cột sống sau khi tắm xong, mỗi tối trước khi ngủ. Cột sống là trụ cột của sự sống, chứa rất nhiều hệ thần kinh và tập trung các trung tâm năng lượng của cơ thể. Trời lạnh khí huyết lưu thông kém ở cột sống càng làm co cơ và gây ra các chứng đau mỏi cổ vai gáy, nhức người. Cho nên giữ ấm và lưu thông khí huyết ở cột sống rất quan trọng. Máy sấy tóc là nhanh và nhỏ gọn nhất, ngoài ra có thể dùng đai điện, nằm nệm điện, nằm đệm ngải cứu.

Sấy ấm bụng và lưng, tay chân để kích thích tiêu hóa, lưu thông khí huyết

Hạn chế tắm. Không được tắm đêm, không tắm sau 6h chiều.

Hoạt động những bài tập thể dục ít nhất 30’ mỗi ngày để ấm người và lưu thông khí huyết. Một số bài tập tại chỗ có thể tập là yoga, cardio, nhảy,… khí công y đạo như dịch cân kinh, kéo ép gối, vỗ tay 4 nhịp…

Nếu đi lạnh về có thể uống cốc gừng đường ấm để hồi phục

Cơ thể con người để có thể tồn tại khỏe mạnh và thích nghi với môi trường thì phải duy trì được nền nhiệt độ 36,5-37,5 quanh năm. Có nhiều người không duy trì được nhiệt độ này kể cả mùa Hè, hoặc mùa Hè ấm đến mùa Đông thì lạnh. Cách kiểm tra cơ bản nhất là bạn xem lòng bàn tay, bàn chân mình có ấm không. Vì nếu máu huyết lưu thông tốt, đủ máu và đủ nhiệt thì máu mới chảy tới 2 nơi cuối cùng của cơ thể là lòng bàn tay, lòng bàn chân

Biểu hiện hàn lạnh, nhiễm lạnh là lòng bàn tay chân lạnh, hay mắc tiểu, đi tiểu đêm, mất ngủ khó ngủ, huyết áp thấp, cơ thể lạnh, dễ cảm thấy lạnh, sợ lạnh…

Để nâng cao nhiệt độ cơ thể. Bạn cần hiểu cơ chế vận hành của hệ thống tế bào. Tế bào và cơ quan cơ thể cũng như các cỗ máy, máy móc muốn hoạt động tốt thì phải có chất đốt. Chất đốt ở đây là chất béo. Với người bình thường hay kiêng chất béo là lý do khiến cho cơ thể không có năng lượng dự trữ, không có chất đốt đi nuôi hệ thống tủy xương và các tế bào. Người ăn thịt không nên kiêng thịt mỡ, người ăn chay càng phải tăng cường ăn dầu béo như dầu dừa, dầu mè, dầu lạc(phộng)…

Để đưa chất béo đi vào hệ thống cơ thể, hệ thống tủy xương thì bạn cần chất dẫn. Chất dẫn ở đây là các gia vị có vị cay tính nóng ấm như gừng sả quế ớt…

Để tiêu hóa được chất béo thì cần chất giải nhiệt. Gan mật hoạt động với cơ chế giải nhiệt, cho nên cần bổ sung chất đắng như nước rau má, ngải cứu…khoảng 3 lần 1 tuần vào buổi trưa

Cung cấp thành phần chính cho máu là protein(đạm) thực vật hoặc động vật

Với người ăn thịt thì rất dễ vì chỉ cần chăm ăn thịt cá, mỡ động vật, là đã đủ protein và chất béo

Nhưng với người ăn chay thì lượng đạm hấp thu vào thường không đủ, ví dụ như chúng ta rất dễ ăn 300g thịt 1 lần nhưng rất khó ăn 100g đậu một lần. Vậy nên, người ăn thực vật cần chú ý bổ sung rất nhiều đậu và dầu béo vào thực đơn của mình, hãy lưu ý điều đó

Hạn chế những thức ăn tính âm, nghĩa là cảm thấy nó mát, lạnh như rau, trái cây. Vì nó càng làm cơ thể âm hơn

Nếu phải ăn như thế nào trong một ngày mùa Đông. Thì sáng có thể ăn cơm, ăn bánh ngọt, ăn khoai, uống sữa, tránh ăn mặn, ăn thêm đồ ngọt vừa phải, cung cấp năng lượng cho não. Trưa ăn đủ đạm tinh bột. Tối ăn tăng cường chất béo, protein và gia vị cay

Để Nước Cuốn Đi

About the Author

Để Nước Cuốn Đi / Blogger

Hãy để tình yêu mộc mạc của mình đánh thức tình yêu có sẵn trong bạn ❤️

0 comments:

Đăng nhận xét