Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023
HƯỚNG DẪN TRỤC HÀN
1. Như thế nào là nhiễm hàn?
Thường xuyên bị lạnh tay chân. Ngồi điều hòa cảm thấy lạnh. Hay rùng mình. Không chịu được gió. Dễ trúng gió. Dễ cảm cúm(cảm lạnh, không phải cảm nắng). Trời trở lạnh cảm thấy buốt, dễ đau ốm. Cơ thể không đủ nhiệt để thích nghi với mọi môi trường dù trời có nắng ấm.
Kéo theo huyết áp thấp. Dễ xây xẩm mặt mày, choáng váng, dễ mệt mỏi, không có sức để vận động cường độ cao
Nhiệt độ lòng bàn tay bàn chân dưới 36,5 độ
Đi tiêu phân lỏng, thường xuyên mắc tiểu, nước tiểu trong vắt, tiểu đêm
Mất ngủ, ngủ không ngon, ăn uống tiêu hóa kém
Hoặc dễ lạnh, có vài biểu hiện trên nhưng người vẫn nóng nực, khát nước, bức bối là do hàn giả nhiệt. Khi cơ thể quá lạnh liền biến đổi thành nhiệt năng vì tủy suy không còn năng lượng nên cố gắng đốt cháy toàn bộ những năng lượng có trong cơ thể dẫn đến bốc hỏa
Người hàn lạnh thường hay có trạng thái lo âu, bồn chồn, mất năng lượng, mệt mỏi, yếu ớt, đau nhức cơ thể, đau nhức vai cổ gáy. Người xanh xao, thiếu sức sống
Nam giới đương sự kém, Nữ giới rối loạn nguyệt san(có vấn đề với chất lượng kinh nguyệt)
ĐẶC BIỆT, ÂM SINH U. Người thể nhiệt hay bị đứt mạch máu não, tai biến, đột quỵ vì cơ thể không chịu được nhiệt, nhiệt bốc lên đầu. Còn người Hàn lạnh dễ bị ung thư, các loại u trong cơ thể đều do Hàn mà ra
Bởi khi nhiệt độ cơ thể không ở mức nhiệt năng bình thường là 37 độ C, nó buộc phải đốt cháy các năng lượng trong cơ thể ở những vị trí tắc nghẽn. Bởi Hàn lạnh nên máu không thể lưu thông hay đẩy khí, đẩy nhiệt, đẩy dòng năng lượng ấm áp tới mọi nơi. Và khi đốt cháy Nl mà NL thêm vào lại không có, cộng thêm những nơi tắc nghẽn máu không làm ấm được, tất lẽ dĩ ngẫu sinh ra u cục, ung thư. Hiểu được điều này, chỉ cần khôi phục cơ thể trở về nhiệt năng 37 độ và không còn hàn lạnh, sẽ tự hóa giải đau bệnh
2. Mất bao lâu để xử lý Hàn
Cần phải hiểu người bình thường sức khỏe cân bằng thì họ chỉ cần ăn uống cân bằng âm dương. Nhưng người nhiễm Hàn lâu thì Hàn lạnh đã thâm nhập sâu vào xương tủy gây tủy trong xương bị suy, thoái hóa. Khiến cho tạng tỳ, gan thận phổi, tử cung, các đường kinh lạc hay vai cổ gáy tổn thương.
Vì thế nên không thể ngày một ngày hai là chữa xong được bệnh ngay mà cần nhiều thời gian, kiên trì và nỗ lực thay đổi. Thời gian tính bằng năm, nhẹ thì 1 năm nặng thì vài năm.
Đây không phải là chữa bệnh mà là khôi phục sức khỏe cho cơ thể để không bị bệnh tật, có sức khỏe
3. Xử lý hàn từ bên ngoài vào
Hàn từ bên ngoài gồm thức ăn và môi trường
3.1. Thức ăn
Việt Nam hay các nước nhiệt đới do thời tiết nóng nực nên sinh ra nhiều loại thực phẩm âm lạnh vì vạn vật đều phát triển theo nguyên lý cân bằng âm dương. Âm sinh ra dương và dương sinh ra âm
Vậy khi người nhiễm Hàn thì ta phải tuân thủ nghiêm túc những thức ăn nạp vào cơ thể. Đó chính là bổ sung tính Dương để làm ấm lại
Có 4 nguồn Nl chính là tinh bột đạm béo đường trong đó tinh bột hơi mát còn đường thì tính mát(âm). Đạm hơi ấm còn béo thì ấm(dương)
Có 6 vị chính là chua cay mặn ngọt chát đắng trong đó chua ngọt đắng thiên về âm hơn còn cay chát mặn thiên về dương
Vậy thì ta cần hạn chế ăn đồ âm nếu cơ thể đang bị nhiễm hàn lạnh bao gồm đường và chua là hai vị âm nhất. Các thực phẩm âm hàn là những thực phẩm mang tính mát như rau ăn lá, các loại có nhiều hạt như bầu bí mướp…Các thực phẩm âm như hải sản tôm cá vịt…Mỗi khi ăn uống gì bạn nên cân nhắc và xem đó là thực phẩm âm hay dương. Âm thì mang tính mát, Dương mang tính nóng
Để nuôi tủy thì ta cần hiểu nguyên lý âm dương. Vào buổi sáng lúc này là giờ Dương thời tiết nắng ấm áp, ta có thể ăn đồ âm được như trái cây, đường. Nhưng nếu cơ thể bạn đang hàn lạnh thì cần phải kiêng kỹ những đồ ăn âm. Vậy sáng bạn có thể bổ sung một ly bột gạo lứt hạt sen, trái cây tính ấm, tinh bột, chè đậu đỗ, bánh ngọt như bánh trôi, kẹo lạc, cùi dừa, quả bơ, mít nhãn vải chuối…Nhưng hạn chế hoặc bỏ đồ ăn mặn vì muối không tốt nhất là buổi sáng cơ thể không hấp thu được muối
Vào buổi trưa thì bạn có thể ăn uống tùy ý hơn gồm những thức ăn mà bạn thèm nhưng nên sạch lành xanh
Sau 15h chiều thì tuyệt đối không ăn đồ hàn, lạnh nữa. Vì từ chiều tối trở đi là giờ Âm, cơ thể càng dễ lạnh bạn càng cần ăn đồ ấm áp. Bữa tối bạn cần ăn chất béo và đạm. Nếu là đạm từ thực vật thì là từ các loại đậu đỗ, tempeh, béo từ dầu ép lạnh như dầu lạc(đậu phộng), dầu oliu, dầu mè,…Các loại củ thường mang tính ấm vậy nên bạn có thể ăn đa dạng các loại củ như cà rốt khoai lang khoai tây củ cải…(củ dền thì âm còn củ sen thì nên chiên và ăn trưa thôi bạn nhé). Tối là lúc bạn thoải mái ăn đồ chiên, dầu mỡ lành. Nếu không bổ sung chất béo bạn sẽ không có nhiệt năng để cung cấp cho cơ thể đâu bạn nhé. Đạm từ động vật thì bạn cần xem là động vật đó là âm hay dương, như cá tôm lươn ốc vịt là âm bạn nhé
Buổi tối trước khi ngủ bạn nên uống 1 cốc bột đạm thực vật như là bột các loại đậu(đỏ đen xanh nành trắng), thêm 1 thìa dầu béo, ¼ thìa cà phê bột gừng(1 xíu thôi). Mục đích là cung cấp năng lượng dương nuôi lại hệ thống tủy xương của bạn, làm ấm cơ thể bạn trong lúc bạn ngủ. Vì tủy chỉ sinh ra khi bạn ngủ thôi
Và để có thể tiêu hóa được chất béo, đạm thì bạn cần uống 1 cốc nước rau má xay mỗi tuần khoảng 3 lần vào buổi sáng trước 15h chiều. Vì chất đắng trong rau má giúp gan và mật của bạn tiết dịch, từ đó tiêu hóa được chất béo
Bạn cũng cần ăn ngọt vào buổi sáng không cần quá nhiều chứ đừng kiêng ngọt hoàn toàn để làm dạ dày bạn khỏe lên, từ đó hấp thu được thức ăn
Bạn nhớ nhé, âm sáng dương chiều. Sáng bạn có thể bổ sung đắng chua ngọt(cơ thể âm nên ăn vừa phải). Trưa chiều trở đi bạn nên bổ sung chất dương như chát thì có thể uống trà, lá vối, nước lá ổi, có thể ăn lá sung, lá mơ,…Vị cay bạn có thể nạp từ sả, gừng, quế
Ăn vặt trong ngày bạn có thể ăn các loại hạt béo như điều, đậu phộng, mè, óc chó…
Bạn không nên bỏ qua nhóm dinh dưỡng hay lục vị, chỉ là ăn cân bằng và hạn chế đồ âm thôi bạn nhé
3.2 Nước uống
Bạn cần kiêng tuyệt đối nước đá lạnh, các loại nước ép, sinh tố(trừ 1 số quả béo như quả bơ). Rất rất hạn chế chúng
Những loại nước có tính âm nhất là nước có vị chua như chanh, mơ, tắc…
3.3 Môi trường
Nên hạn chế ngồi/nằm điều hòa nhất có thể. Nếu bật bạn chỉ nên bật nhiệt độ ở trong mức cơ thể chịu được. Và bật chỉ đủ để đỡ nóng thôi.
Nên hạn chế đi tới những chỗ lạnh, hàn thấp như là đám tang, vùng có khí hậu lạnh, nơi có gió nhiều, ngồi buổi đêm ngoài hàng quán
Bạn nên thường xuyên ra nắng, để cơ thể tiếp xúc với không khí tự nhiên. Mỗi ngày nên phơi nắng khoảng 1h hoặc hơn nếu có nắng
Không được tắm đêm, tắm khuya. Không tắm sau 7h tối. Nếu cần có thể vắt khăn ấm lau khô người. Đây là giờ âm giờ mà Hàn dễ xâm nhập
4. Xử lý hàn từ bên trong
Để cơ thể sinh ra nhiệt năng và tiêu thụ được những thức ăn mà bạn đã ăn, từ đó chuyển hóa thành năng lượng bạn bắt buộc phải đốt cháy nó. Mỗi ngày bạn nên đi bộ/chạy bộ ít nhất 30 phút. Và tập yoga ít nhất 15 phút để cơ thể bạn có thêm khí. Ngoài ra bạn cũng nên tập khí công y đạo, tập thở, hít thở bụng, thở sâu
Đối với đàn ông thì bạn nên ngâm chân nước nóng. Mỗi tối trước khi ngủ cho vào nước nóng già một ít bột gừng và muối/ hoặc gừng sả muối( có thể thêm các loại thảo dược), ngâm ngập mắt cá chân tới bắp chân 30 phút. Lau khô không rửa lại
Đối với phụ nữ bạn cần ngâm mông. Chuẩn bị một cái chậu cao 40cm và đường kính tầm 50cm, hoặc chậu hình chữ nhật, bồn tắm sao cho khi ngâm nước ngập tới rốn. Bạn nấu gừng sả muối/trà ban cha/ ngải cứu/trầu không/lá cải lú bú… tốt hơn thì có thể mua các gói ngâm mông bán sẵn của người bán uy tín. Ngâm trong ngày trước 10h tối, 20-30 phút trong phòng kín với nước nóng già, hết nước thì chế thêm, sau khi ngâm lau khô người không tắm lại. Tuần 3 lần hoặc hơn nếu nhiễm lạnh hoặc có vấn đề phụ khoa, đau bụng kinh, lạnh tử cung
Mục đích của ngâm chân và ngâm mông là làm bạn toát được mồ hôi, thông kinh lạc và máu huyết, từ đó thúc đẩy máu làm ấm phần thân dưới và thúc đẩy năng lượng đi khắp cơ thể
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=177993434599543&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa
Bạn có thể xông hơi tuần 1-2 lần gồm các loại lá thảo dược 10-15 phút cho vã mồ hôi để thải độc. Sau khi vã mồ hôi lỗ chân lông mở cần mặc kín vào phòng kín gió, tránh quạt và điều hòa
Với mỗi lần cảm thấy nhiễm lạnh có thể xông hơi, đánh gừng giải cảm, uống nước gừng tươi, bạn lưu ý nhé
Bạn cần giữ ấm cơ thể thường xuyên bằng cách ăn mặc kín, khi ngủ nên mặc đồ quần áo dài tay vì khi ngủ cơ thể dễ nhiễm lạnh
Sấy ấm tay chân, bụng ngực lưng, sấy khô tóc
Nếu nhà bạn có bếp lửa thì rất tốt, nếu không thì bếp gas. Ngoài ra bạn nên sắm túi chườm ấm/nệm ngải để sưởi ấm bụng, lưng, chân tay, mông mỗi ngày
5. Sinh hoạt cho điều độ
Bạn cần đi ngủ trước 11h đêm, tốt nhất là 9-10h. Ăn uống, ngủ nghỉ đúng cách. Tránh ra ngoài vào đêm gió lạnh
Cần nhai kỹ thức ăn, ăn bữa ăn từ tốn vui vẻ. Đừng ăn qua loa vội vàng. Đừng bỏ bữa
Buổi tối có thể đừng ăn quá no. Có thể nhịn ăn tối 1 tháng 7 ngày hoặc tuần 1-2 lần để kích hoạt lại bộ máy tiêu hóa
Tập cho mình buổi sáng đại diện sau khi thức dậy bằng một cốc nước ấm to kết hợp cùng men tiêu hóa như molm, mật hoa dừa…
6. Đông bệnh hạ trị
Mùa hè là lúc mà thời tiết ấm áp, nóng nực và dương nhất. Lúc này là thời điểm phù hợp để bạn trục hàn ra khỏi cơ thể
Hầu hết mọi người đều làm ngược lại là mùa hè ăn đồ mát, ăn mặc phong phanh, nằm ngồi điều hòa cả ngày. Bệnh không hết mà càng ngày càng tích tụ âm ỉ
Mùa hè bạn nên tận dụng để triệt để đẩy hàn. Ngâm chân, ngâm mông, giữ ấm, không đồ đá lạnh. Ngậm viên gừng đẩy hàn, bổ sung táo đỏ/kỷ tử/nhãn nhục
Bạn có thể tham khảo thêm bài thuốc làm ấm người và lưu thông máu tại đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=245942654471287&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa
Lưu thông khí huyết, làm ấm cơ thể, tiêu trừ bệnh tật: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=246961657702720&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa
Chúc bạn sống khỏe an lành
Để Nước Cuốn Đi
About the Author
Để Nước Cuốn Đi / Blogger
Hãy để tình yêu mộc mạc của mình đánh thức tình yêu có sẵn trong bạn ❤️
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét