ALBUM TỰ CHỮA LÀNH

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

CÓ NÊN KIÊNG CƠM?

Để Nước Cuốn Đi









Hẳn là các bạn đã đọc rất nhiều bài viết của mình nói về tinh bột, đường, các nhóm chất, ăn uống cân bằng. Thì biết câu trả lời của mình là “không kiêng”
Nhưng tại sao mình vẫn nhắc tới chủ đề này bởi nó rất quan trọng và liên quan tới một chủ đề mà mình muốn nhắc tới nhiều nhất gần đây, chính là “lưu thông máu”
Bởi 90% phụ nữ và một nửa số đàn ông cũng như con người ngày nay gặp vấn đề với lưu thông máu
Tinh bột nói chung đã là một thực phẩm lâu đời của con người, phương Tây có lúa mỳ (bột mỳ), phương Đông có lúa gạo (cơm gạo, bột gạo tẻ)
Sau một quá trình chiêm nghiệm thì mình nhận ra ‘KHÍ” chính là dòng năng lượng cần được lưu chuyển thông lạc trong cơ thể con người, từ nội tạng đến tim mạch, não bộ hay tinh thần. Và không có năng lượng thì máu có đủ thì cũng không được vận hành khiến cơ thể, tinh thần tắc nghẽn
Chúng ta hãy chiêm nghiệm lại ạ, ông bà ngày xưa cứ cơm gạo mà ăn, có phải nhờ cơm gạo, mà ông bà con cháu lớn lên khỏe mạnh, trí tuệ minh tường?
Với người VN, người phương Đông mà nói, “cơm tốt hơn bột mỳ”
Bỏ cơm, chính xác mà nói, bạn đang bỏ đi một dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể, bao gồm: đường, tinh bột, đạm, chất béo
Không phải là ăn quá nhiều, mà là ăn cân bằng, tỉ lệ 1:1:1:1
Nếu bạn bỏ cơm mà tinh thần và sức khỏe đi xuống, bạn cần xem lại. Nếu 3 năm, 5 năm, 8 năm mà sức khỏe trở nên bất ổn, bạn cần xem lại chế độ ăn của mình
Bạn có thèm cơm không? Hệ vi sinh trong ruột bạn phát ra tín hiệu rõ nhất
Đừng nhầm lẫn giữa cơ thể thải độc và sức khỏe đi xuống, đừng nhầm lẫn. Lắng nghe cơ thể và trực giác, cảm giác của bạn
Hạt gạo quý lắm. Tạo hóa đã ban cho dân tộc Việt Nam những cánh đồng gạo trù phú. Cách mà những dòng sông bao bọc hay nước đổ để làm dầy lên sự trù phú đó. Từ ĐBSCL mỗi năm 3 vụ lúa, cho đến đồng bằng Bắc Bộ 2 vụ lúa, tới miền núi cao Tây Bắc cằn cỗi mà vẫn có 1 vụ lúa. Những cánh đồng lúa đã làm nên vẻ đẹp thuần Việt và đậm chất quê hương. Những cánh đồng đã đi vào tuổi thơ của biết bao thế hệ. Gạo đã đi vào thơ ca, văn học, tiếng hát, như “hạt gạo làng ta”.
Gạo làm nên cội rễ của gia đình. Nghe thấy mùi thơm của cơm dưới chái bếp, là thấy đầm ấm, sum vầy. Có cơm mới có nhà. Có bếp lửa, có gạo mới có gia đình
Đừng quên cội rễ của mình, đừng quên kinh nghiệm và sự sâu sắc mà người xưa đã đúc rút và truyền lại
Ăn cho thuận tự nhiên, là sống thuận với quy hàng
Để Nước Cuốn Đi

About the Author

Để Nước Cuốn Đi / Blogger

Hãy để tình yêu mộc mạc của mình đánh thức tình yêu có sẵn trong bạn ❤️

0 comments:

Đăng nhận xét