Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023
TẠI SAO KHÍ HUYẾT HƯ TỔN? CÁCH KHẮC PHỤC
Dấu hiệu khí huyết hư tổn tại đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=246433871088832&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa
Khí và huyết tưởng chừng như tách biệt nhưng thực ra luôn song hành cùng nhau. Một bên là lực đẩy, một bên là dòng chảy.
Khí huyết hư tổn có thể kể đến vì những lý do sau + hướng giải quyết:
1. Do di truyền
Nếu người phụ nữ có sức khỏe kém, đặc biệt các vấn đề liên quan đến suy nhược cơ thể, thiếu máu, huyết áp thấp. Người con sinh ra dễ bẩm thụ từ mẹ của mình gọi là bẩm sinh mà khí huyết từ bé đã kém lưu thông
Ý thức được rằng sức khỏe có thể thay đổi. Và vì người mẹ trực tiếp mang thai cũng như ảnh hưởng sức khỏe tới con mình. Bản thân mỗi người cần chăm sóc sức khỏe của mình từ sớm và nỗ lực để cải thiện nó, cũng như để đảm bảo thế hệ sau có một sức khỏe tốt
2.1 Ăn uống thiếu dinh dưỡng
Máu được cấu thành từ cái gì? Đó là nước + đạm + béo. Khi chúng ta ăn uống thiếu dinh dưỡng một trong ba thành phần trên, máu huyết của chúng ta không đủ để cung cấp cho cơ thể lượng máu để luân chuyển.
Mỗi ngày chúng ta cần uống khoảng 2L nước bao gồm nước lọc, nước canh, thức uống từ trái cây…
Cơ thể một người phụ nữ trưởng thành cần khoảng 44g protein(đạm) mỗi ngày và nam giới cần khoảng 65gr protein mỗi ngày. Ví dụ trong họ nhà thịt trung bình trong 100g sẽ cung cấp 20gr protein, họ nhà đậu(ngũ cốc như đậu đỏ đậu phộng…) trong 100gr sẽ cung cấp 22-27g protein. Vậy nếu chỉ ăn thịt hoặc đậu(các thực phẩm khác cũng có protein), bạn cần ăn khoảng 200g thịt/trứng mỗi ngày hoặc 150-200g đậu mỗi ngày với nữ giới, và nhiều hơn với nam giới
Mình đã từng viết một bài về chất béo. Chất béo là tốt và cần thiết với cơ thể. Thiếu chất béo chúng ta không có chất để bôi trơn, không có thực phẩm tính dương để làm ấm cơ thể, không có dinh dưỡng để làm da dẻ có sức sống. Vấn đề là bạn sẽ chọn nạp chất béo từ đâu. Chất béo từ mỡ động vật là chất béo xấu, nhưng chất béo từ quả bơ, dầu thực vật(dầu oliu, dầu đậu phộng, dầu hướng dương…), từ hạt(hạt điều macca óc chó…) lại là chất béo lành mạnh. Cơ thể con người cần tối thiểu 65-80g chất béo mỗi ngày và trong 100g quả bơ đã chứa tới 84g chất béo đó
Ngoài ra chúng ta cũng cần ăn đa dạng thức ăn và đa dạng màu sắc. Dù là đang ăn theo phương pháp gì
2.2.Nhưng bên cạnh việc cung cấp cho máu đủ dinh dưỡng thì ta cần phải quan tâm đến máu sạch
Máu sạch để làm gì. Máu sạch thì khi các cơ quan nội tạng luân chuyển mới lưu thông dễ dàng, khi lọc qua gan thận mới chảy trôi. Máu không sạch thì gây ứ tắc, mỗi ngày ứ tắc một chút lâu dài sẽ sinh u bướu. Hay còn gọi là khí không lưu thông
Muốn máu sạch thì dinh dưỡng nạp vào cần kiểm soát.
Thứ nhất là nạp thực phẩm sạch, hạn chế ăn hàng quán đường phố. Hạn chế ăn đồ sống, những món ăn không đảm bảo vệ sinh, không sạch sẽ, không nguồn gốc. Hạn chế đồ uống có cồn. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn công nghiệp đóng gói, sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp…Nguyên tắc là cái gì không phải từ tự nhiên thì đừng nạp vào cơ thể của bạn
Thứ hai là cần phải hiểu dinh dưỡng + cấu trúc của thực phẩm. Thịt chứa nhiều phức hợp của cholesteron, chất béo không lành mạnh, cách chế biến nhiều gia vị công nghiệp…Khi nạp quá nhiều thịt bạn sẽ thấy cảm giác khó tiêu, nặng bụng, hơi thở có mùi…Nếu cơ chế cơ thể bạn hoạt động theo kiểu xì hơi để đẩy áp lực khí từ thức ăn là thịt, nghĩa là nó còn đang hoạt động tốt. Nếu không thì khí metan từ thịt/hải sản khi quá đầy ứ trong dạ dày/thành ruột sẽ gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp, gan thận, đại tràng, trực tràng, ruột…
Chúng ta cần lắng nghe cơ thể. Thèm gì ăn đó, thấy thiếu vị gì bổ sung vị đó. Nhưng cần chú ý là thực phẩm đó có đang sạch hay không. Ví dụ như thèm đường (đường chủ về khí, là dinh dưỡng đẩy khí đi), thì nên nạp đường tinh luyện(đường công nghiệp) hay nạp đường sạch từ thốt nốt, hà thủ ô, đường mía, mạch nha…?
2.3.Ăn uống thất thường, ăn thực phẩm lạnh
Lưu ý rằng để bộ máy hoạt động trơn tru thì cần được bôi trơn. Vậy nếu chúng ta không có để tâm chăm sóc nó, cho nó một chế độ ăn khoa học, đúng bữa, lành mạnh, vậy lúc bộ máy mệt mà còn không có dinh dưỡng thì nó lấy chất liệu đâu để vận hành. Khi nó thiếu sự thông suốt, lâu ngày dẫn đến khí huyết đều suy giảm. Khi chúng ta ăn quá ít hoặc quá nhiều, bỏ bữa, dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày và tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm khó khăn gây ra thiếu máu
Máu là dòng năng lượng ấm áp, tính nóng, bởi cơ thể luôn cần duy trì ở mức nhiệt 37 độ. Cho nên các cơ quan nội tạng luôn được máu làm ấm bởi chính bản chất của nó, để duy trì một sức sống khỏe mạnh. Ở thời đại ngày nay chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm lạnh, đồ uống luôn có đá, hoặc để lạnh, ăn thực phẩm tính hàn, bất kể ngày đêm. Khi ăn uống nạp vào đồ lạnh, làm giảm tính ấm áp của cơ chế nội tạng, khiến máu huyết không thể lưu thông.Để nâng cao nhiệt độ của thức ăn lạnh cho phù hợp với nhiệt độ nền của cơ thể, các cơ quan nội tạng phải dùng đến dương khí để điều chỉnh nhiệt độ, từ đó dẫn tới cơ thể thất thoát khí, tiêu hao máu
3. Làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều
Khi chúng ta làm việc quá sức thì đương nhiên các cơ quan tiêu tốn tối đa năng lượng và khi suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, stress. Các mạch máu trở nên co rút, huyết áp cũng tăng giảm bất thường
Về lâu dài cơ thể sẽ cảm thấy kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần, từ đó tổn thương khí huyết, cơ thể suy nhược. Vậy nên chúng ta cần điều chỉnh nhịp làm việc lại của mình, có làm việc và có nghỉ ngơi.
4. Sinh hoạt không điều độ: thức khuya, mất ngủ, ngủ nướng
Máu cũng cần được tái tạo, và thời gian ngủ đủ từ 11h đêm trở đi là thời gian lý tưởng cho các cơ quan nội tạng thải độc đồng thời làm mới tế bào. Nếu không tái tạo và hồi sinh tạo ra năng lượng mới vậy thì máu đâu được thay đổi. Nếu ta cứ thường xuyên thức khuya quá nhịp sinh học thì khí huyết sẽ tổn thương bởi các cơ quan không thể sản sinh ra máu, lâu dài sẽ dẫn đến khí huyết suy nhược
5. Lười vận động
Bạn có thấy ai năng vận động mà trông mệt mỏi uể oải thiếu sức sống hay bệnh tật không. Đó thường là những người có sức sống, tươi tắn, rạng rỡ và hăng hái. Đó là bởi khi cơ thể hoạt động, khí huyết sẽ vận hành trơn tru
KHÍ là chủ đạo trong việc lưu thông năng lượng, lưu thông máu huyết trong cơ thể. Để có thể nạp khí thì chúng ta cần năng ra ngoài thiên nhiên, phơi nắng dưới ánh sáng mặt trời trước tầm 9h sáng, sau đó có thể mặc quần áo che chắn. Năng vận động tập thể dục mỗi ngày là cách tốt nhất để cho khí huyết lưu thông
Ngày nay, ngồi văn phòng điều hòa nhiều bí khí khiến cho khí đình trệ,các mạch máu bị cản trở dẫn tới không thể di chuyển thuận lợi
6. Suy nghĩ tiêu cực, cực đoan và nóng giận quá độ
Khi chúng ta đẩy cảm xúc lên cao trào liên tục mà không quay về chăm sóc nó, nhẹ nhàng và dịu dàng với nó, xử lý cảm xúc trong vô thức mà không có chánh niệm. Hoặc tự xà quần trong những cảm xúc tiêu cực do suy nghĩ phóng đại suy diễn ra. Hoặc nóng giận bất thường liên tục mà không quan sát thấy nó. Ta thường dễ đẩy các mạch máu của mình lên cao hoặc trong trạng thái căng thẳng luân phiên, vậy nên dễ rơi vào trạng thái khí huyết tắc nghẽn hoặc thiếu hụt.
Vậy ngoài lưu ý những lý do trên để đối chiếu lại, quay lại chăm sóc cho dinh dưỡng, thể chất và tinh thần của mình. Bạn có thể tham khảo một số bài tập, phương pháp để bổ sung lại khí huyết như sau
1. Năng vận động, chọn một bộ môn yêu thích, phù hợp với cơ thể. Không tập luyện quá sức, quá nặng nhọc. Nên thêm yoga vào trong vận động hàng ngày của bạn
2. Bài tập khí công y đạo của thầy Đỗ Đức Ngọc tại đây: https://www.youtube.com/@KhiCongYDao
3. Vẩy tay theo phương pháp dịch cân kinh
4. Bổ sung các bài thuốc hiệu quả với người có vấn đề về khí huyết: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=245942654471287&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa
5. Khám tại các cơ sở đông y uy tín để có bài thuốc riêng phù hợp cho bệnh tình
6. Đánh gừng để lưu thông khí huyết theo ảnh dưới đây
7. Ăn uống đồ nóng ấm, loại bỏ đồ lạnh
8. Thiếu máu, hàn khí tham khảo cách ăn uống cân bằng lại âm dương ở đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=153563103709243&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa
9. Chườm ấm các vùng đau mỏi, cảm thấy ứ tắc trên cơ thể bằng đai chườm nóng/đai thảo mộc
10. Phòng ngủ ấm áp, có thể sưởi thảo mộc, xông hơi, xông lá, làm ấm bằng khí
Nếu có gì không hiểu, bạn có thể hỏi thêm. Mình sẽ bổ sung khi cần thiết
Chúc bạn sống khỏe an lành
Để Nước Cuốn Đi
About the Author
Để Nước Cuốn Đi / Blogger
Hãy để tình yêu mộc mạc của mình đánh thức tình yêu có sẵn trong bạn ❤️
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét