Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023
DẤU HIỆU KHÍ HUYẾT HƯ TỔN
Đa phần con người ngày nay đều có vấn đề với khí huyết. Không nặng thì nhẹ. Trước hết mình sẽ giải thích cho các bạn khí huyết là gì. Vì sao lại đi với nhau
Huyết là máu. Máu là một tổ chức di động, là chất lỏng quan trọng được cơ thể tuần hoàn liên tục chạy qua toàn bộ hệ thống nội tạng, co bóp bởi tim và dẫn lên não. Máu có thể được ví như dòng năng lượng chạy trong cơ thể chúng ta. Nghĩa là nếu chúng ta không bị tắc nghẽn, không bị đau bệnh ở đâu, thì máu mới luân chuyển được trơn tru và cho chúng ta một tinh thần minh mẫn, một sức khỏe tốt được. Ngược lại, nếu máu của chúng ta không sạch, hay thiếu dinh dưỡng (vì máu được cấu tạo từ các tế bào như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), hay thiếu máu, thì cũng không đảm bảo cho chúng ta một sức khỏe tốt
Khí là gì? Khi nói về máu tại sao chúng ta lại dùng cụm từ khí huyết. Khí có thể hiểu là lực đẩy, là cơ chế vận hành dòng năng lượng bên trong ta. Ví dụ như tim bạn co bóp tốt, nghĩa là khí tại tim bạn tốt. Khí bao gồm lực, sức mạnh, hơi thở, công năng vận hành của các tạng phủ… Nghĩa là nếu máu bạn có đủ mà khí bạn kém, dẫn tới áp lực trong lòng mạch máu không đủ để vận hành, máu cũng không thể đẩy đi lưu thông trong cơ thể
Biểu hiện thường gặp của KHÍ HƯ
-Hay cảm thấy mệt, dễ mệt khi vận động nặng
-Yếu sức, không muốn làm việc, tinh thần chán nản
-Hơi thở ngắn, hụt hơi, vận động nhiều hay thở gấp, tiếng nói nghẽn(nhỏ)
- Đau nhức vai gáy, đau lưng, tê tay chân
-Ăn kém, không thiết ăn, hay bị tiêu lỏng
- Sắc mặt nhợt nhạt, chóng mặt hoa mắt
- Tim đập nhanh loạn xạ, tự ra mồ hôi(mồ hôi trộm), sợ gió, sợ lạnh, dễ bị cảm
- Hay mắc tiểu, không nhịn lâu được
- Nam giới dương sự kém
- Nữ giới rối loạn nguyệt san, kỳ nguyệt san có vấn đề, kinh nhiều hoặc rong kinh
Biểu hiện thường gặp của HUYẾT HƯ
-Tay chân lạnh
-Sắc mặt vàng hoặc trắng
-Dễ chóng mặt, hoa mắt khi ngồi xuống đứng lên
-Da khô, tàn nhang, tóc khô rụng chẻ ngọn
-Mất ngủ, khó ngủ, hay tỉnh giấc
-Hay đau đầu, khó tập trung, trí nhớ kém, hay quên
-Tinh thần hay lo lắng, bất an, hồi hộp
-Tứ chi suy nhược
-Các cơ quan khác trong cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
-Phụ nữ hành kinh muộn, kinh ít, bụng đau nhiều hoặc mất kinh
Phần sau: Tại sao khí huyết hư tổn? Cách khắc phục
Để Nước Cuốn Đ
About the Author
Để Nước Cuốn Đi / Blogger
Hãy để tình yêu mộc mạc của mình đánh thức tình yêu có sẵn trong bạn ❤️
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét