Chào các bạn!
Mình là Cẩm Anh, bút danh "Để Nước Cuốn Đi" - được sử dụng "đồng thời và duy nhất" tại các kênh Facebook, Website, Podcast và Youtube cùng tên.
Blog của mình chủ yếu viết về chữa lành, khai phóng & giải phóng tâm trí, phát triển tâm thức và phát huy sức mạnh nội tại trong bạn.
Sự ít hơn mà mình muốn so sánh là hiện tại so với giai đoạn 2020-2022. Như các bạn đã biết, giai đoạn 2020-2022 là sự đâm chồi nảy lộc và phát triển “tâm linh” ở Việt Nam. Các từ khóa như “tu tập”, “tâm linh”, “chữa lành”, “vũ trụ”, “dự báo”, “năng lượng”, “phật giáo”, “đạo”, “phương pháp trị liệu”…lên ngôi và không còn xa lạ
Mình xin phép để chữ “tâm linh” trong ngoặc kép bởi đó có thể là 1 từ khóa nhưng mang rất nhiều định nghĩa từ những người khác nhau
Tại sao lại là 2020-2022 lại bùng nổ mạnh mẽ về “tâm linh” như vậy?
1. Thứ nhất do dịch bệnh. Chúng ta ít khi chứng kiến một đại dịch xảy ra ở cấp độ mạnh mẽ trên toàn cầu đến thế. Đại dịch đã khiến nhiều người mất công việc, phải dừng lại hoạt động sống thường ngày (hoạt động đó có thể đã lặp lại trong vài chục năm hoặc cường độ rất cao), chuyển nơi ở, phá sản, ốm đau, nghèo túng, bị cô lập…
Về tinh thần. Con người bắt đầu sống trong sự hoang mang, sợ hãi, lo lắng, khủng hoảng,… Nếu như bình thường, con người lao ra cuộc sống, công việc, sự bận rộn, những thú vui bên ngoài như tụ tập, giải trí, mua sắm… Họ đã quen với sự ồn ào/hoặc để quên đi việc phải giải quyết những mắc kẹt/ẩn ức trong lòng mình. Thì giờ dịch bệnh diễn ra khiến họ phải đối mặt với khủng hoảng tinh thần gấp đôi. Họ buộc phải đối mặt với sự cô đơn, sự sợ hãi, với những nỗi đau hay những gì bản thân đã đè nén từ trước tới nay CỘNG với áp lực từ vật chất, bất an từ thông tin dịch bệnh….
Tất cả những khủng hoảng vật chất + tinh thần đó đến cùng một lúc đã giúp cho nhiều người bật ra được đúng con người bên trong với những khát khao sống lành mạnh, hạnh phúc và bình an.
Họ đi tìm những kiến thức, những vị thầy, những quyển sách, những học thuật,… có thể giúp họ đi qua cơn khốn cùng
Với những người có nhận thức bên trong sâu sắc và mạnh mẽ, nhìn thấy được những nỗi đau, họ cũng khát khao được cống hiến, phụng sự tâm thức của mình cho con người.
=>Sự giao thoa đó làm nên sức bật và trỗi dậy của tâm linh. Mà mình gọi là hành trình quay vào bên trong của mỗi người
2. Thứ hai do xu hướng cộng đồng
Có một hiệu ứng mà chúng ta đều biết nhưng ít khi nhận biết đó chính là hiệu ứng đám đông. Nếu ta sinh ra trong một nền văn hóa/một nền gia đình/một xã hội/…chúng ta thường dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông đó. Hãy nhìn một đám đông đang chen lấn/ nhìn một đám đông đang xếp hàng để thấy điều đó
Khi rất nhiều người nói về một thứ mà thứ đó tác động đến tinh thần của chúng ta đúng lúc. Ví dụ như trong lòng bạn đang bực tức (bạn dễ ùa vào cùng 1 cộng đồng ném đá một ai đó). Thì chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng nếu không có định lực vững vàng/định lực riêng
Nhất là khi những thứ đại diện cho tinh thần và mang xu hướng giúp ta(hãy phân biệt sự giúp này, bởi giúp ta trốn chạy vấn đề của mình/hay giúp ta quay vào xử lý vấn đề của mình).
Ta rất dễ bị kích thích bởi những thứ mới lạ, mới mẻ, “đẹp đẽ”, “thần thánh”, “có năng lực mạnh mẽ”, kỳ diệu, “có lý tưởng”, “có mục đích”, “cảm thấy bản thân quan trọng”, “sự trợ giúp từ bên ngoài”... . Ngược lại với sự bạo động, những điều tốt đẹp có thể tác động đến chúng ta tinh vi hơn rất nhiều ở rất nhiều hình tướng khác nhau
Chúng ta dễ dàng tìm đến tâm linh như một sự hào hứng, tò mò, phấn khích, sôi nổi, nhiệt thành, cống hiến, đam mê, thậm chí là lầm đường lạc lối
(Mình không phủ nhận có rất nhiều người nhờ tìm đến đúng hành trình tâm linh đã giúp bản thân sống bình an, hạnh phúc hơn)
Nhiều người tìm đến tâm linh để thoát khổ, hay chạy trốn vấn đề thật sự bên trong, hay ban đầu có thể đã chỉ đơn thuần mong muốn bản thân tốt hơn.
Cũng nhiều người tìm đến tâm linh vì nghĩ rằng mình có thể giúp được người khác
Nhưng rơi ra khỏi ma trận cuộc sống, có thể họ lại rơi vào ma trận tâm linh. Những khái niệm, dán nhãn, phương pháp, người thầy, “cái tôi”…đã khiến họ càng trở nên bám chấp, tham đắm, lạc lối, mong cầu nhiều hơn…
3. Sự đình trệ về không gian và thời gian
Lý do thứ 3 khá liên quan đến lý do thứ nhất bởi đều do tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh. Nhiều người bắt buộc phải rời bỏ nơi sống/công việc/gia đình… chính là sự thay đổi về không gian và thời gian sống của họ cũng không còn như trước
Họ bắt đầu có thời gian đối mặt với bản thân. Trở nên tĩnh lặng và cô độc (không phải cô đơn). Kết nối lại với gia đình, bạn bè, cuộc sống, nhất là chính mình. Họ dành thời gian ngồi thiền, chăm sóc bản thân, dạo chơi, kết nối với những nguồn năng lượng chữa lành từ thiên nhiên, từ sự ổn định tinh thần…
Khi tâm trí được thư giãn, khi tâm hồn được thả lỏng. Họ truy cập được vào vùng ý thức bên trong, là tầng nhận thức vẫn ở đó nhưng bình thường bị xáo trộn bởi những chạy đua của cuộc sống. Họ có thời gian học tập, tìm hiểu bản thân, những kiến thức mà họ thấy thu hút. Từ đó, họ nói về tâm linh như một phần của cuộc sống
VẬY TẠI SAO MỌI NGƯỜI ÍT CHIA SẺ VỀ “TÂM LINH” HƠN?
Sự chia sẻ nguồn gốc ở trên cũng đã khiến bạn hiểu vì sao cho câu hỏi này.
1.Khi đại dịch đã phần nào qua đi, khi nó không còn trở thành nỗi ám ảnh hay xa cách, khi nó trở thành một nhịp sống bình thường. Con người như thường lệ, quay trở lại công việc của họ. Họ không còn cần/không cần sự quan tâm đến “tâm linh” nữa. Họ có thể bị kéo theo cuộc sống hiện thực như trước kia, những gánh nặng về cơm áo gạo tiền (nhất là những gì xảy ra trong tâm trí họ) khiến họ lại lao đi ra ngoài tìm kiếm sự bình ổn mà họ nghĩ, hay cố gắng hòa nhập lại với nhịp sống cộng đồng/nhịp sống xung quanh họ
2. Khi mà con người tìm đến điều gì như là một xu hướng/ một sự tò mò nhất thời. Điều đó sẽ không tồn tại lâu. Tìm đến “tâm linh” cũng vậy. Nếu như người ta tìm đến chỉ vì tò mò, vì mong muốn trốn chạy bản thân, vì những màu sắc kỳ bí và ma thuật, vì những mong muốn giải thoát cho họ nỗi đau sâu thẳm bên trong, vì cái tôi hay mong cầu/tham đắm… Mà “tâm linh” không thể giúp được cho họ, hay khi xu hướng đi xuống. Họ sẽ tự động rời đi
3. Vì chúng ta đều là con người, dù chúng ta là người học hay người chia sẻ. Ta đều có hành trình riêng, dự định, bài học riêng. Đôi khi, như một lẽ tự nhiên, mọi người cần phải học tốt, hoàn thành tốt việc của mình trước, rồi mới có thể đem việc đó đi chia sẻ lại cho người khác. Muốn giúp người, trước hết hãy giúp mình. Còn tương tác thì còn bài học, sống là không ngừng trải nghiệm, học hỏi và sẻ chia. Vậy nên xong đoạn này thì đừng nghĩ là hết, những đoạn đường trước mắt đôi khi không thể nhìn thấy mà chỉ có thể nhìn vào bản thân ở hiện tại, đem lòng nhẫn nại và tin tưởng vào sự sắp xếp của đất trời, biết rằng cái gì đến thì cứ đến thôi
Không trông chờ vào ai khác/việc gì khác/hoàn cảnh khác là một bài học. Rằng mọi nhân duyên luôn kết quả thành cho ta những dẫn lối trong đời. Nhưng việc của chúng ta là luôn tự mình bước đi, tin vào chính mình và học cách yêu thương con người mình, để từ đó có thể yêu thương mọi thứ đến trong đời chúng ta
Những gì ta đã đi qua không có gì là sai đâu. Kể cả sự nhầm tưởng, sự dính mắc hay bám chấp, vào “tâm linh” đi nữa. Việc gì xảy ra cũng là cơ hội giúp ta được quay vào bên trong, soi chiếu chính mình và tìm thấy sức mạnh bên trong bản thân
Mình chưa bao giờ gọi tâm linh là một điều gì xa vời. Mình là tâm linh, bạn là tâm linh và vạn vật trong đời sống này đều có tính linh. Nghĩa là ta sống với bản chất trong ta, màu nhiệm là sự từ bi, yêu thương và hóa giải là huyết mạch chảy bên trong, sự sống là tuyệt diệu. Ta chỉ có một hành trình giống nhau duy nhất là “quay vào bên trong”, dù là trước kia hay bây giờ, có sự cố xảy ra hay không có sự cố xảy ra, dù đang bận rộn hay thảnh thơi, dù hoàn cảnh khác nhau... Chỉ một điều như vậy thôi
Dấu hiệu khí huyết hư tổn tại đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=246433871088832&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa Khí và huyết tưởng chừng như tách biệt nhưng thực ra luôn song hành cùng nhau. Một bên là lực đẩy, một bên là dòng chảy. Khí huyết hư tổn có thể kể đến vì những lý do sau + hướng giải quyết: 1. Do di truyền Nếu người phụ nữ có sức khỏe kém, đặc biệt các vấn đề liên quan đến suy nhược cơ thể, thiếu máu, huyết áp thấp. Người con sinh ra dễ bẩm thụ từ mẹ của mình gọi là bẩm sinh mà khí huyết từ bé đã kém lưu thông Ý thức được rằng sức khỏe có thể thay đổi. Và vì người mẹ trực tiếp mang thai cũng như ảnh hưởng sức khỏe tới con mình. Bản thân mỗi người cần chăm sóc sức khỏe của mình từ sớm và nỗ lực để cải thiện nó, cũng như để đảm bảo thế hệ sau có một sức khỏe tốt 2.1 Ăn uống thiếu dinh dưỡng Máu được cấu thành từ cái gì? Đó là nước + đạm + béo. Khi chúng ta ăn uống thiếu dinh dưỡng một trong ba thành phần trên, máu huyết của chúng ta không đủ để cung cấp cho cơ thể lượng máu để luân chuyển. Mỗi ngày chúng ta cần uống khoảng 2L nước bao gồm nước lọc, nước canh, thức uống từ trái cây… Cơ thể một người phụ nữ trưởng thành cần khoảng 44g protein(đạm) mỗi ngày và nam giới cần khoảng 65gr protein mỗi ngày. Ví dụ trong họ nhà thịt trung bình trong 100g sẽ cung cấp 20gr protein, họ nhà đậu(ngũ cốc như đậu đỏ đậu phộng…) trong 100gr sẽ cung cấp 22-27g protein. Vậy nếu chỉ ăn thịt hoặc đậu(các thực phẩm khác cũng có protein), bạn cần ăn khoảng 200g thịt/trứng mỗi ngày hoặc 150-200g đậu mỗi ngày với nữ giới, và nhiều hơn với nam giới Mình đã từng viết một bài về chất béo. Chất béo là tốt và cần thiết với cơ thể. Thiếu chất béo chúng ta không có chất để bôi trơn, không có thực phẩm tính dương để làm ấm cơ thể, không có dinh dưỡng để làm da dẻ có sức sống. Vấn đề là bạn sẽ chọn nạp chất béo từ đâu. Chất béo từ mỡ động vật là chất béo xấu, nhưng chất béo từ quả bơ, dầu thực vật(dầu oliu, dầu đậu phộng, dầu hướng dương…), từ hạt(hạt điều macca óc chó…) lại là chất béo lành mạnh. Cơ thể con người cần tối thiểu 65-80g chất béo mỗi ngày và trong 100g quả bơ đã chứa tới 84g chất béo đó Ngoài ra chúng ta cũng cần ăn đa dạng thức ăn và đa dạng màu sắc. Dù là đang ăn theo phương pháp gì 2.2.Nhưng bên cạnh việc cung cấp cho máu đủ dinh dưỡng thì ta cần phải quan tâm đến máu sạch Máu sạch để làm gì. Máu sạch thì khi các cơ quan nội tạng luân chuyển mới lưu thông dễ dàng, khi lọc qua gan thận mới chảy trôi. Máu không sạch thì gây ứ tắc, mỗi ngày ứ tắc một chút lâu dài sẽ sinh u bướu. Hay còn gọi là khí không lưu thông Muốn máu sạch thì dinh dưỡng nạp vào cần kiểm soát. Thứ nhất là nạp thực phẩm sạch, hạn chế ăn hàng quán đường phố. Hạn chế ăn đồ sống, những món ăn không đảm bảo vệ sinh, không sạch sẽ, không nguồn gốc. Hạn chế đồ uống có cồn. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn công nghiệp đóng gói, sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp…Nguyên tắc là cái gì không phải từ tự nhiên thì đừng nạp vào cơ thể của bạn Thứ hai là cần phải hiểu dinh dưỡng + cấu trúc của thực phẩm. Thịt chứa nhiều phức hợp của cholesteron, chất béo không lành mạnh, cách chế biến nhiều gia vị công nghiệp…Khi nạp quá nhiều thịt bạn sẽ thấy cảm giác khó tiêu, nặng bụng, hơi thở có mùi…Nếu cơ chế cơ thể bạn hoạt động theo kiểu xì hơi để đẩy áp lực khí từ thức ăn là thịt, nghĩa là nó còn đang hoạt động tốt. Nếu không thì khí metan từ thịt/hải sản khi quá đầy ứ trong dạ dày/thành ruột sẽ gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp, gan thận, đại tràng, trực tràng, ruột… Chúng ta cần lắng nghe cơ thể. Thèm gì ăn đó, thấy thiếu vị gì bổ sung vị đó. Nhưng cần chú ý là thực phẩm đó có đang sạch hay không. Ví dụ như thèm đường (đường chủ về khí, là dinh dưỡng đẩy khí đi), thì nên nạp đường tinh luyện(đường công nghiệp) hay nạp đường sạch từ thốt nốt, hà thủ ô, đường mía, mạch nha…? 2.3.Ăn uống thất thường, ăn thực phẩm lạnh Lưu ý rằng để bộ máy hoạt động trơn tru thì cần được bôi trơn. Vậy nếu chúng ta không có để tâm chăm sóc nó, cho nó một chế độ ăn khoa học, đúng bữa, lành mạnh, vậy lúc bộ máy mệt mà còn không có dinh dưỡng thì nó lấy chất liệu đâu để vận hành. Khi nó thiếu sự thông suốt, lâu ngày dẫn đến khí huyết đều suy giảm. Khi chúng ta ăn quá ít hoặc quá nhiều, bỏ bữa, dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày và tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm khó khăn gây ra thiếu máu Máu là dòng năng lượng ấm áp, tính nóng, bởi cơ thể luôn cần duy trì ở mức nhiệt 37 độ. Cho nên các cơ quan nội tạng luôn được máu làm ấm bởi chính bản chất của nó, để duy trì một sức sống khỏe mạnh. Ở thời đại ngày nay chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm lạnh, đồ uống luôn có đá, hoặc để lạnh, ăn thực phẩm tính hàn, bất kể ngày đêm. Khi ăn uống nạp vào đồ lạnh, làm giảm tính ấm áp của cơ chế nội tạng, khiến máu huyết không thể lưu thông.Để nâng cao nhiệt độ của thức ăn lạnh cho phù hợp với nhiệt độ nền của cơ thể, các cơ quan nội tạng phải dùng đến dương khí để điều chỉnh nhiệt độ, từ đó dẫn tới cơ thể thất thoát khí, tiêu hao máu 3. Làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều Khi chúng ta làm việc quá sức thì đương nhiên các cơ quan tiêu tốn tối đa năng lượng và khi suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng, stress. Các mạch máu trở nên co rút, huyết áp cũng tăng giảm bất thường Về lâu dài cơ thể sẽ cảm thấy kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần, từ đó tổn thương khí huyết, cơ thể suy nhược. Vậy nên chúng ta cần điều chỉnh nhịp làm việc lại của mình, có làm việc và có nghỉ ngơi. 4. Sinh hoạt không điều độ: thức khuya, mất ngủ, ngủ nướng Máu cũng cần được tái tạo, và thời gian ngủ đủ từ 11h đêm trở đi là thời gian lý tưởng cho các cơ quan nội tạng thải độc đồng thời làm mới tế bào. Nếu không tái tạo và hồi sinh tạo ra năng lượng mới vậy thì máu đâu được thay đổi. Nếu ta cứ thường xuyên thức khuya quá nhịp sinh học thì khí huyết sẽ tổn thương bởi các cơ quan không thể sản sinh ra máu, lâu dài sẽ dẫn đến khí huyết suy nhược 5. Lười vận động Bạn có thấy ai năng vận động mà trông mệt mỏi uể oải thiếu sức sống hay bệnh tật không. Đó thường là những người có sức sống, tươi tắn, rạng rỡ và hăng hái. Đó là bởi khi cơ thể hoạt động, khí huyết sẽ vận hành trơn tru KHÍ là chủ đạo trong việc lưu thông năng lượng, lưu thông máu huyết trong cơ thể. Để có thể nạp khí thì chúng ta cần năng ra ngoài thiên nhiên, phơi nắng dưới ánh sáng mặt trời trước tầm 9h sáng, sau đó có thể mặc quần áo che chắn. Năng vận động tập thể dục mỗi ngày là cách tốt nhất để cho khí huyết lưu thông Ngày nay, ngồi văn phòng điều hòa nhiều bí khí khiến cho khí đình trệ,các mạch máu bị cản trở dẫn tới không thể di chuyển thuận lợi 6. Suy nghĩ tiêu cực, cực đoan và nóng giận quá độ Khi chúng ta đẩy cảm xúc lên cao trào liên tục mà không quay về chăm sóc nó, nhẹ nhàng và dịu dàng với nó, xử lý cảm xúc trong vô thức mà không có chánh niệm. Hoặc tự xà quần trong những cảm xúc tiêu cực do suy nghĩ phóng đại suy diễn ra. Hoặc nóng giận bất thường liên tục mà không quan sát thấy nó. Ta thường dễ đẩy các mạch máu của mình lên cao hoặc trong trạng thái căng thẳng luân phiên, vậy nên dễ rơi vào trạng thái khí huyết tắc nghẽn hoặc thiếu hụt. Vậy ngoài lưu ý những lý do trên để đối chiếu lại, quay lại chăm sóc cho dinh dưỡng, thể chất và tinh thần của mình. Bạn có thể tham khảo một số bài tập, phương pháp để bổ sung lại khí huyết như sau 1. Năng vận động, chọn một bộ môn yêu thích, phù hợp với cơ thể. Không tập luyện quá sức, quá nặng nhọc. Nên thêm yoga vào trong vận động hàng ngày của bạn 2. Bài tập khí công y đạo của thầy Đỗ Đức Ngọc tại đây: https://www.youtube.com/@KhiCongYDao 3. Vẩy tay theo phương pháp dịch cân kinh 4. Bổ sung các bài thuốc hiệu quả với người có vấn đề về khí huyết: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=245942654471287&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa 5. Khám tại các cơ sở đông y uy tín để có bài thuốc riêng phù hợp cho bệnh tình 6. Đánh gừng để lưu thông khí huyết theo ảnh dưới đây 7. Ăn uống đồ nóng ấm, loại bỏ đồ lạnh 8. Thiếu máu, hàn khí tham khảo cách ăn uống cân bằng lại âm dương ở đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=153563103709243&id=100071666629816&mibextid=qC1gEa 9. Chườm ấm các vùng đau mỏi, cảm thấy ứ tắc trên cơ thể bằng đai chườm nóng/đai thảo mộc 10. Phòng ngủ ấm áp, có thể sưởi thảo mộc, xông hơi, xông lá, làm ấm bằng khí Nếu có gì không hiểu, bạn có thể hỏi thêm. Mình sẽ bổ sung khi cần thiết Chúc bạn sống khỏe an lành Để Nước Cuốn Đi
Đa phần con người ngày nay đều có vấn đề với khí huyết. Không nặng thì nhẹ. Trước hết mình sẽ giải thích cho các bạn khí huyết là gì. Vì sao lại đi với nhau
Huyết là máu. Máu là một tổ chức di động, là chất lỏng quan trọng được cơ thể tuần hoàn liên tục chạy qua toàn bộ hệ thống nội tạng, co bóp bởi tim và dẫn lên não. Máu có thể được ví như dòng năng lượng chạy trong cơ thể chúng ta. Nghĩa là nếu chúng ta không bị tắc nghẽn, không bị đau bệnh ở đâu, thì máu mới luân chuyển được trơn tru và cho chúng ta một tinh thần minh mẫn, một sức khỏe tốt được. Ngược lại, nếu máu của chúng ta không sạch, hay thiếu dinh dưỡng (vì máu được cấu tạo từ các tế bào như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), hay thiếu máu, thì cũng không đảm bảo cho chúng ta một sức khỏe tốt
Khí là gì? Khi nói về máu tại sao chúng ta lại dùng cụm từ khí huyết. Khí có thể hiểu là lực đẩy, là cơ chế vận hành dòng năng lượng bên trong ta. Ví dụ như tim bạn co bóp tốt, nghĩa là khí tại tim bạn tốt. Khí bao gồm lực, sức mạnh, hơi thở, công năng vận hành của các tạng phủ… Nghĩa là nếu máu bạn có đủ mà khí bạn kém, dẫn tới áp lực trong lòng mạch máu không đủ để vận hành, máu cũng không thể đẩy đi lưu thông trong cơ thể
Biểu hiện thường gặp của KHÍ HƯ
-Hay cảm thấy mệt, dễ mệt khi vận động nặng -Yếu sức, không muốn làm việc, tinh thần chán nản -Hơi thở ngắn, hụt hơi, vận động nhiều hay thở gấp, tiếng nói nghẽn(nhỏ) - Đau nhức vai gáy, đau lưng, tê tay chân -Ăn kém, không thiết ăn, hay bị tiêu lỏng - Sắc mặt nhợt nhạt, chóng mặt hoa mắt - Tim đập nhanh loạn xạ, tự ra mồ hôi(mồ hôi trộm), sợ gió, sợ lạnh, dễ bị cảm - Hay mắc tiểu, không nhịn lâu được - Nam giới dương sự kém - Nữ giới rối loạn nguyệt san, kỳ nguyệt san có vấn đề, kinh nhiều hoặc rong kinh
Biểu hiện thường gặp của HUYẾT HƯ
-Tay chân lạnh -Sắc mặt vàng hoặc trắng -Dễ chóng mặt, hoa mắt khi ngồi xuống đứng lên -Da khô, tàn nhang, tóc khô rụng chẻ ngọn -Mất ngủ, khó ngủ, hay tỉnh giấc -Hay đau đầu, khó tập trung, trí nhớ kém, hay quên -Tinh thần hay lo lắng, bất an, hồi hộp -Tứ chi suy nhược -Các cơ quan khác trong cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng -Phụ nữ hành kinh muộn, kinh ít, bụng đau nhiều hoặc mất kinh
Phần sau: Tại sao khí huyết hư tổn? Cách khắc phục
Dưới đây là một số vị thuốc đông y/thảo dược tự nhiên, có thể áp dụng với người thiếu máu, đàn ông có cơ thể hàn lạnh, những người có sức đề kháng kém, ăn ngủ không ngon. Đặc biệt với phụ nữ thì hầu như mọi người đều có vấn đề với khí huyết (mình sẽ giải thích kỹ hơn vì đây là bài viết nhỏ trong một bài viết lớn khác)
Một cơ thể khỏe mạnh thì được tạo từ khí +huyết. Để khí luân chuyển thì bên trong không có tắc nghẽn, dù là tắc nghẽn nội tạng hay tinh thần. Để luân chuyển khí thì cần phục hồi/chữa lành tinh thần, cân bằng các khối năng lượng(luân xa), năng vận động, tập thể dục, chỉnh sửa các phần đau nhức, huyệt đạo…
Để huyết dồi dào, luân chuyển thì cần bổ sung huyết. Huyết + khí cùng lúc được luân chuyển thì cơ thể mới khỏe mạnh, vận hành trơn tru, không đau nhức đau ốm, mỏi mệt hay tinh thần bất an
Công dụng và tính năng của các vị thuốc dưới đây thì mọi người có thể tìm hiểu từng thành phần với các dược tính đã được công nhận
1.Bài thuốc đầu tiên
Sâm đương quy khô( sâm đương quy là tốt nhất cho phụ nữ) (ngoài ra có nhân sâm, lưu ý mua đúng loại có thương hiệu hàng thật ; đẳng sâm giá ngang với sâm đương quy) Long nhãn Táo đỏ (lưu ý mua táo đỏ có nguồn gốc xuất xứ có đánh giá tốt), bỏ hạt Kỷ tử(lưu ý mua kỷ tử hữu cơ) Đường hà thủ ô tạo vị ngọt Nước lọc
Rửa qua tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ 1:1, đường nêm theo sở thích rồi hầm bằng nồi áp suất/nồi nấu chậm, để lửa nhỏ hầm tới khi mềm thì bắc xuống(thường là 10-16 tiếng), nghiền nhuyễn hỗn hợp. Cho lên bếp nấu cô đặc và mềm hơn(thường thêm 2-3h). Lưu ý thành phẩm cuối cùng nhũn nát, như bột/hồ. Để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần
Mỗi lần pha 1 muỗng canh với khoảng 250ml nước ấm uống trước bữa ăn chính 30 phút, ngày 1-3 lần tùy sức khỏe. Phụ nữ những ngày có nguyệt san có thể uống 2-4 lần Mới bắt đầu bạn có thể nấu thử ít một mỗi loại 50g. Sau khi sử dụng một thời gian có thể đo lại chỉ số huyết khối, nhìn sự thay đổi của da dẻ, tóc, sức khỏe…
2.Bài thuốc thứ 2
Mía (1/2 thanh dài 25cm), cắt khúc 1 củ dền bằng nắm tay thái lát mỏng Lượng nước uống (1-2L) Cho mía vào nước đun sôi, hạ lửa nhỏ đun tầm 10 phút thì cho củ dền vào đun 3-5 phút rồi tắt bếp. Uống lai rai cả ngày Uống liên tục 5-7 ngày( 1 tháng uống 1 lần 5-7 ngày)
Không áp dụng với người bị sỏi thận, người huyết áp thấp uống ít hơn(tốt nhất nên sử dụng bài 1)
Với người huyết áp thấp, thêm lá tía tô vào đun cùng
Không sử dụng nguyên liệu ép tươi. Nước mía tốt cho mùa hè nóng, củ dền tươi dễ hàn lạnh. Nên khi nấu lên sẽ mang tính dương,và cũng tạo ra phản ứng âm dương cân bằng khi nấu 2 nguyên liệu đó với nhau
Phụ nữ mang thai không nên dùng, có sự tìm hiểu khi dùng bài thuốc này
3.Cao ngải cứu
Nên chọn mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ, từ người làm cao có tâm nhẹ nhàng bình an Đặc biệt dùng cho phụ nữ (điều hòa nguyệt san, ấm tử cung…). Uống trước 17h chiều, không uống khi quá đói
Với người bình thường uống 5g/ngày tương đương 1 thìa café cao. Pha với 300ml-500ml nước ấm uống lai rai cả ngày
Với người mang thai uống từ khi bước sang tháng thứ 4 thai kỳ. Bắt đầu từ 5g/ngày sau mỗi tháng tăng lên 1g. (ví dụ tháng thứ 4 uống 5g, tháng thứ 5 uống 6g, tháng t9 10g) Với người sau sinh ngay sau khi sinh uống 20g ngày để đẩy sản dịch ra nhanh, duy trì trong tuần đầu tiên, sau đó giảm còn 10g/ngày cho hết tháng đầu, giảm còn 5g cho 5 tháng sau. Uống ít nhất 6 tháng sau sinh
4.Trà dưỡng máu huyết
Táo đỏ 3-5 quả Kỷ tử 10-20 hạt Long nhãn 5 miếng 1-2 bông hoa cúc vàng(có thể bỏ qua nếu hàn lạnh quá mức) Một vài lát gừng nếu bạn huyết áp thấp/bị hàn lạnh 1 thìa đường phèn/đường hà thủ ô Chế nước sôi nóng vào bình giữ nhiệt, ủ qua đêm. Sáng mai chắt nước ra uống Chế thêm nước sôi lần 2 thêm 1-2 tiếng gạn nước ra uống một lần nữa Uống lai rai trước 15h chiều hàng ngày
5.Trà đậu đen, đậu đỏ, gạo lứt
Có thể mua sẵn ở ngoài về uống Hai là ngâm, ủ nảy mầm, rang lên. Cho 1-2 thìa vào bình giữ nhiệt, chế thêm nước nóng ủ để uống lai rai cả ngày
"Xinh đẹp không phải là mái tóc dài, đôi chân thon, làn da rám nắng hay hàm răng hoàn hảo. Xinh đẹp là khuôn mặt của người đã từng khóc và bây giờ mỉm cười; xinh đẹp là vết sẹo trên đầu gối ta ngã lúc còn là một đứa trẻ; xinh đẹp là quầng mắt thâm khi tình yêu khiến ta thao thức không ngủ được; xinh đẹp là khi ta ngái ngủ lúc chuông báo thức reo; xinh đẹp là lúc lớp trang điểm trôi đi sau khi tắm; xinh đẹp là khi ta cười vì một trò đùa chỉ mình ta hiểu; xinh đẹp là khi bắt gặp một ánh mắt và cảm thấy ngại ngùng; xinh đẹp là khi ta liếc mắt nhìn trộm ai đó và cả khi ta bật khóc vì những ngộ nhận của chính mình. Xinh đẹp là những gì chúng ta cảm nhận từ nội tâm mà cũng thể hiện bên ngoài; xinh đẹp là những dấu vết từ cuộc sống, là tất cả mọi hồi hộp và yêu thương mà ký ức để lại cho chúng ta. Xinh đẹp là để bản thân mình được sống." - Emma Watson