ALBUM TỰ CHỮA LÀNH

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

NGƯỜI TU TẬP RỒI LÀ KHÔNG CÒN CẢM XÚC TIÊU CỰC?

Để Nước Cuốn Đi



Chúng ta thường cho rằng những người đã tu tập, những người đã tỉnh thức, những vị thiền sư đáng kính, những người có thái độ sống bình an rồi… thì sẽ không còn những cảm xúc tiêu cực như buồn, lo lắng, sợ hãi hay tức giận…

Thứ nhất thì cảm xúc tiêu cực không phải là buồn chán, lo lắng, sợ hãi, tức giận… Chỉ bởi vì ta còn tâm phân biệt và tâm trốn chạy. Sống trong thế giới nhị nguyên, ta luôn yêu cầu và đòi hỏi phân biệt rạch ròi, tách biệt hai khái niệm tiêu cực và tích cực. Đừng quên rằng ngọn đèn không thể sáng nếu không có bóng tối vây quanh. Vậy thì cảm xúc đi xuống luôn là tương hỗ và để cho ta hiểu cảm xúc đi lên. Khi ta nhận ra được sự hài hòa và liên kết, ta không còn phân biệt tích cực hay tiêu cực. Khi ta không còn trốn chạy khổ đau, mà chấp nhận khổ đau, ta sẽ làm giảm dần tâm trốn chạy của mình

Sự thật thì những vị tu hành vẫn ăn hành như thường. Chỉ là ăn nhiều hay ít. Còn đã giác ngộ ra khỏi thế giới nhị nguyên, thì đâu còn sống ở thế giới nhị nguyên nữa? Chẳng phải Phật hay Chúa đều đã rời Trái Đất ư, mục đích của Người, nhiệm vụ của Người, đến đó, là vậy.

Vị tu sĩ đã xuất gia khác ta ở chỗ, Người từ bỏ ly dục trần gian, bởi lý tưởng và duyên lành là khác nhau. Nhưng bảo Người không bao giờ có cảm xúc buồn bã tức giận là không đúng. Đứng trước một nỗi đau, ta biết buồn chứ. Đứng trước một sự thực cay đắng, sao không thể không giận. Nhưng Người đã dành nhiều thời gian để chăm sóc cái thân tâm của mình, đã trồng rất nhiều hạt giống thiện lành trong mình, bởi vậy đã chuyển hóa mọi sự nó nhẹ nhàng. Bằng cách nương vào hơi thở, bằng cách quán niệm, bằng cách thiền đi,… quan sát và làm bạn với cảm xúc chứ không phóng chiếu cảm xúc ra bên ngoài. Nên ta hay thấy Người xuất gia có tâm bình an hầu như, là bởi vậy. Nhưng tuyệt đối không thể so sánh ta với các vị thiền sư được

Đừng nghĩ là ta còn vướng bận với Đời thì không thể học được tâm bình an như các vị thầy. Ta may mắn ở chỗ là ta “TU” ngay giữa Đời. Tu nhà thì ít thị phi, tu chùa rời Đời tu chợ giữa Đời. Đạo từ đây mà ra. Từ chính chiêm nghiệm và đúc kết của ta ngay giữa Đời đó. Các vị chân tu thiền sư suy cho cùng cũng có thể vì Người đã trải qua rất nhiều kiếp sống học Đạo giữa Đời. Khi còn là một con người bình thường, cân bằng Đạo và Đời, đó là cách mà ta nên học tập, xa rời Đạo hay Đời đều là không thực tế

Tâm bình an không phải là lúc nào cũng vui vẻ nhẹ nhàng hòa ái thân thiện. Tâm bình an là dù ta biết ta trải qua những điều không vui hay đớn đau này, cũng có thể học cách chấp nhận và biết rằng mọi sự rồi sẽ qua, học cách đối mặt chứ không phải chối bỏ, chẳng bám dính hay luyến lưu dù là niềm vui. Ung dung tự tại là vậy

Mỗi ngày, ta khám phá vào bên trong bản thể của mình nhiều hơn ngày hôm qua. Rằng điều gì xảy ra đều có ý nghĩa của nó. Đã là con người thì sao tránh khỏi vui buồn. Thượng Đế/ Tạo Hóa sinh ra con người với đầy đủ cảm xúc là để cảm nhận được sự màu nhiệm của cuộc sống. Vậy thì đừng trách mình sao có những cảm xúc này, nó càng xảy ra thì càng giúp ta quay vào bên trong nhận diện chính mình, bằng cách sống trọn vẹn với nó.

Tỉnh thức chỉ là một khái niệm nói về việc ta nhận diện được sự thật(kết nối với chân ngã bên trong trái tim). Còn sống với sự thật như thế nào thì đó vẫn là một hành trình. Đã là hành trình thì ta phải cho phép mình được bước đi từng bước, cớ sao muốn đẩy nhanh quá trình mà đứng ở đích. Có con nhộng nào mà không cần thời gian để hóa bướm

Nếu đã hiểu được sự vô thường. Thì sẽ xuôi dòng chứ không còn bám chấp. Nay vui đó, mà mai buồn là chuyện đương nhiên. Vui buồn chỉ là một trạng thái, cớ sao bắt nó tồn tại mãi. Vùng vẫy cố thoát ra chỉ khiến cho trạng thái càng thêm đớn đau, trong khi việc của ta là trải nghiệm nó thôi.

Vậy thì, học cách chấp nhận mọi thứ như nó là

Bình an và thương yêu

About the Author

Để Nước Cuốn Đi / Blogger

Hãy để tình yêu mộc mạc của mình đánh thức tình yêu có sẵn trong bạn ❤️

0 comments:

Đăng nhận xét