Trong Bát Nhã Tâm Kinh của Mật Tông có một câu thoại rất sâu sắc là “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Theo một nghĩa khá trừu tượng thì “có nghĩa là không, không nghĩa là có”.
Vì cách hiểu máy móc “tánh không” dẫn đến truyền đạt máy móc, và từ một số giáo lý, thì dần dần đến tai người nhận ta thường nghe những câu như “mọi thứ chỉ là ảo ảnh”, “thực hành tánh không”, “cảm xúc này không có thực”, “đừng đồng hoá mình với cảm xúc đó”, “đừng buồn nữa cậu có phải là nó đâu”. Vì cách hiểu rập khuôn, khiến cho bạn thay vì trực tiếp đối diện thì lại trốn tránh, thay vì đi tìm căn nguyên gốc gác của vấn đề thì tự huyễn hoặc bản thân cái này không phải là mình, thay vì thấu hiểu lí do thì lại xoá bỏ lí do. Mắc kẹt càng trở nên mắc kẹt, lúc này có đúng là sự có bỗng dưng lại trở thành có, khác xa với nguyên lý ban đầu? Ta chỉ nói về tánh không mà quên mất tánh có, như câu trên có 2 vế vậy
Để biết từ bỏ vấn đề, trước hết ta phải nhận diện được vấn đề. Ta phải sống trọn vẹn với những trải nghiệm đó đã. Ta học từ sự quan sát xung quanh, từ chính mình và trải nghiệm của bản thân. Bạn không thể nào biết bơi nếu bạn chỉ biết lý thuyết rất là giỏi, ít ra cũng nên nhảy xuống hồ bơi đã chứ đúng không
Nếu Thượng Đế đã tạo ra con người với đầy đủ cảm xúc, nếu chúng ta sinh ra không bị khuyết thiếu bất cứ cảm xúc nào. Nghĩa là ta cần cảm xúc, hoàn cảnh, con người, sự vật sự việc để trải nghiệm nó. Ta đâu thể đứng một mình mà hoàn thiện nếu không có sự tương tác đúng không. Ta được toàn quyền để lựa chọn mọi thứ, và hiểu về nó, sống trải nghiệm với mọi thứ ta muốn. Ta đọc sự “có” trong nó, để rồi chuyển hoá nó, thành sự “không”. Muốn hiểu đc cái không có thực thì phải hiểu về cái có thực
“Có mà không, không mà có” để ám chỉ về sự vô thường, sự hữu hạn của vạn vật, hay là hoàn cảnh, là cảm xúc. Nay ta buồn đó, nhưng cái buồn nó không kéo dài mãi nếu ta không còn muốn chọn trải nghiệm cái buồn này nữa. Nay ta vui đó, nhưng cái vui nó cũng sẽ chớm tắt. Không phải là cuộc vui chóng tàn, mà cuộc vui nào cũng cần kết thúc để có thể có cuộc vui khác. Không nên tiếc nuối niềm vui, cũng không nên tin rằng nỗi buồn là mãi mãi. Mặt Trăng muốn dịu dàng, thì Mặt Trời phải tắt ánh sáng. Hoa nở rồi hoa tàn. Mỗi lần hít vào là một lần sống, thở ra cũng là một lần chết. Có người ra đi, thì có người sinh ra. Ta bắt đầu từ không có gì trở thành một con người, rồi cũng không cầm theo cái gì khi xa lìa thân xác. Ta có thể xây dựng một thứ, nhưng cũng có thể tự tay đập bỏ nó. Tất cả có cũng có thể thành không, từ không cũng trở nên có. Có nắm thì mới có buông. Hiểu về tánh không khiến ta không còn nắm chặt quá điều gì, cũng như thả lỏng cho mình được xuôi dòng với cuộc sống. Hiểu về vô thường khiến ta không còn giãy giụa với hiện thực, mà chấp nhận hiện thực. Đau biết là đau, buồn biết là buồn, vui biết là vui, sinh lão bệnh tử biết là quy luật của tạo hoá. Để không còn bám chấp vào việc mọi thứ không được như ý rồi sinh phiền muộn, nhận biết tánh không là nhận biết trong từng hơi thở cuộc sống, không phải ở giáo điều. Sống ở hiện tại chứ không còn truy tìm quá khứ hay còn vọng tưởng tương lai
Chúc bạn trọn vẹn với trải nghiệm của chính mình
Gửi bạn yêu thương và bình an
0 comments:
Đăng nhận xét